Đánh giá ưu nhược điểm của đăng ký hộ kinh doanh


Khi các cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình đang có ý định kinh doanh ngành, nghề. Thì việc đăng ký hộ kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng không thể thiếu. Tuy vậy, để quý vị hiểu hơn và có lựa chọn đúng đắn hơn. Hãy cùng đánh giá ưu nhược điểm khi đăng ký hộ kinh doanh ngay trong những chia sẻ dưới đây.

Có bắt buộc đăng ký hộ kinh doanh không?

Áp dụng theo quy định của Điều 3 Nghị định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể 39/2007/NĐ-CP. Thì những trường hợp không cần phải đăng ký hộ kinh doanh là: Những cá nhân tham gia hoạt động thương mại nhưng không được coi là thương nhân. Bao gồm:

  • Những cá nhân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 
  • Làm muối
  • Những cá nhân bán hàng rong, quà vặt
  • Cá nhân kinh doanh lưu động
  • Buôn chuyến
  • Đánh giày, bán vé số, sửa chữa khóa, sửa xe không có gara…
  • Những hoạt động mua bán độc lập khác…

Ngoài những trường hợp nếu trên, căn cứ vào Khoản 2, Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Những trường hợp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Nhất thiết phải đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không sẽ áp dụng mức xử phạt theo quy định. 

Đánh giá ưu nhược điểm của đăng ký hộ kinh doanh

Đánh giá về ưu điểm

  • So với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh có thủ tục đơn giản. Đăng ký nhanh chóng, dễ dàng chỉ trong vòng 5 ngày.
  • Hồ sơ đăng ký gọn nhẹ, cách thức nộp hồ sơ dễ, trự tiếp tại huyện
  • Vấn đề quản lý không phức tạp. Vì đặc điểm số lượng sử dụng lao động không quá 10 người. Đa phần họ đều là những người có mối quan hệ gắn bó thân thiết. Vì thế không mất thời gian và công sức quản lý. Tập trung vào thời gian điều hành các hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh.
  • Chi phí đăng ký hộ kinh doanh không nhiều. Số vốn để thành lập hộ kinh doanh cũng không quá lớn. Giúp cho việc xoay sở vốn dễ dàng hơn, hạn chế được nhiều rủi ro. 
  • Hình thức đăng ký dành cho tất cả các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình. Những ai có nhu cầu kinh doanh ngành, nghề nhỏ lẻ.
  • Khi đã đăng ký giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh chỉ việc đóng mức thuế khoán cố định. Đóng lệ phí môn bài tùy vào doanh thu của từng năm. Không phát sinh bất cứ những chi phí nào khác.
  • Những thủ tục như đặt tên cho hộ kinh doanh. Thay đổi ngành nghề kinh doanh, giải thể hộ kinh doanh cũng khá đơn giản.

Đánh giá về nhược điểm

  • Khi đã đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình phải chịu trách nhiệm. Đảm bảo bằng toàn bộ tài sản. Do vậy chỉ được phép đăng ký thành lập một hộ kinh doanh duy nhất.
  • Kinh doanh quy mô nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Khó khăn trong mở rộng hoạt động kinh doanh
  • Có thể hạn chế nguồn khách hàng do không thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

Lệ phí để đăng ký hộ kinh doanh bao nhiêu?

Theo quy định của Luật đăng ký hộ kinh doanh. Mức phí mà cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình phải trả là 100.000 đồng cho mỗi lần. Mức phí này được trả cho dịch vụ đăng ký tại các cơ quan Nhà nước. Khi đã hoàn tất những thủ tục làm giấy phép đăng ký hộ kinh doanh. Được cấp giấy chứng nhận trong vòng 5 ngày. Thì hộ kinh doanh phải có trách nhiệm nộp các khoản thuế theo quy định.

Lời kết

Như vậy, luat247.vn đã mang đến cho quý vị cái nhìn tổng quát hơn về đăng ký hộ kinh doanh. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy sử dụng dịch vụ của Trí Nam ngay hôm nay. Công ty sẽ giúp bạn giải quyết nhanh gọn mọi thủ tục.